Front | Back |
Nhóm nước kinh tế phát triển có...
|
GDP cao, HDI cao, FDI nhiềuMĩ, Anh, Đức, Nhật, Ý, Canada
|
Nhóm nước kinh tế đang phát triển có...
|
GPD thấp, HDI thấp, vay nợ nước ngoài nhiềuNước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp.Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs)
|
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế thì...
|
+ các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao. |
Sự khác nhau về chỉ số xã hội như tuổi thọ, HDI
|
- Tuổi thọ trung bình các nước phát triển > các nước đang phát triển.
- HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển. |
Khái quát về cách mạng khoa học công nghệ hện đại về thời gian và đặc trưng
|
_ cuối XX đầu XXI_ các ngành công nghệ cao xuất hiện và nhanh chóng phát triển với 4 nhóm công nghệ trụ cột
|
Tác dụng của cuộc cách mạng kh-cn hiện đại
|
Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đồng thời hình thành nền kinh tế tri thức - nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao; xuất hiện nhiều ngành mới đặc biệt trong công nghiệp và dịch vụ
|
NỀN KINH TẾ TRI THỨC Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter Drucker. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải thích cơ chế của nền kinh tế này. Trong những năm qua kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái niệm không dễ hiểu vì dựa trên hai khái niệm trừu tượng là kinh tế và tri thức, và do vậy đã được hiểu nhiều ít khác nhau
|
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sốngNhận dạng nền kinh tế tri thức:Có nhiều định nghĩa về nền kinh tế tri thức. Song tựu trung lại, có thể nói đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức. Các ngành SX dịch vụ sử dụng ngày càng nhiều công nghệ cao bao gồm giáo dục, R&D, CNTT, các dịch vụ viễn thông đều là ngành kinh tế tri thức. Các ngành công nghiệp truyền thống trong công nghiệp, nông nghiệp nếu được cải tạo sử dụng công nghệ cao mà giá trị do công nghệ cao chiếm trên 2/3 tổng giá trị thì cũng trở thành ngành kinh tế tri thức. Khi nền kinh tế phát triển dựa trên các ngành kinh tế tri thức thì gọi là nền kinh tế tri thức.Như vậy, thực chất đây là hình thái kinh tế tương ứng với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp phản ảnh đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình phát triển kinh tế của XH loài người, nó sẽ thúc đẩy, tiến trình tri thức hoá nông nghiệp và công nghiệp, cũng như trước đây kinh tế công nghiệp xuất hiện đã thúc đẩy quá trình CNH nông nghiệp.
|
Xu hướng toàn cầu hóa..........."Toàn cầu hóa"
|
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
|
Toàn cầu hóa về kinh tế 4 đặc điểm
|
Thương mại phát triển
- Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao. - Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh - Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh. - Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ. Thị trường tài chính mở rộng - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính. - Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn - Số lượng ngày càng nhiều. - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. |
Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
|
Thúc đẩy sản xuất phát triểnTăng trưởng kinh tế toàn cầuĐẩy nhanh đầu tưTăng cường hợp tác quốc tế NhưngGia tăng khoảng cách giàu nghèo
|
Xu hướng khu vực hóa kinh tế
|
Chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình thức như: khu vực mậu dịch tự do, đồng minh (Liên minh) thuế quan, đồng minh tiền tệ,thị trường chung, đồng minh kinh tế…
|
Kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực và cơ sở hình thành
|
Do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới
những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích AFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR |
Hệ quả từ các tổ chức liên kết khu vực của cuộc khu vực hóa kinh tế
|
Tạo động lực thúc đấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tếTăng cường tự đo hóa thương mạiBảo vệ lợi ích kinh tế nước thành viên NhưngKhó khăn trong việc bảo vệ quyền tự chủ về kinh tế, chính trị
|